Đề xuất lập đồ án thiết kế 34 khu vực xung quanh hai bên tuyến metro
Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo thời tiết bổ sung: Khí nóng và bức xạ mạnh kéo dài nhiều ngày, lại thêm có gió tây nam tầng thấp (từ bề mặt đất lên 1.000m), hơi ẩm từ biển và ao hồ sông tăng tạo ra mây đang tầng, tuy còn khá mỏng nhưng trải rộng che bớt ánh sáng mặt trời.Xe bán tải: Doanh số Ford Ranger gấp 6 lần Mitsubishi Triton và Isuzu D-Max cộng lại
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Tuyển sinh lớp 6 tại TP.HCM bằng kỳ khảo sát: Thực hiện chung hay riêng?
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Tối 18.1, tại Đồn biên phòng Tr'Hy (H.Tây Giang, Quảng Nam), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" xuân Ất Tỵ 2025. Hàng nghìn đồng bào các xã biên giới và cộng đồng người Lào H.Kà Lừm (tỉnh Sê Kông) tham gia.Nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc được trình diễn, nhằm tri ân đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Giang đã sát cánh cùng lực lượng bộ đội biên phòng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.Đây là dịp để thể hiện tinh thần "Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về đồng bào khó khăn.Ngoài hỗ trợ 24 con bò giống với tổng giá trị 384 triệu đồng, còn trao 30 suất quà cho các già làng, trưởng thôn, người có uy tín và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Ngoài ra, hỗ trợ 1.500 suất quà tết (800.000 đồng/suất) cho các hộ nghèo, các hộ giáp biên thuộc nước bạn Lào, cùng với "Gian hàng 0 đồng"; 600 chăn ấm và 3.000 áo ấm phân phát cho các hộ dân nghèo; 74 xe đạp; 18 giếng khoan; 16 ngôi nhà "Mái ấm biên cương"; 5 công trình "Thắp sáng vùng biên"... với tổng kinh phí hơn 4,3 tỉ đồng.Phát biểu tại chương trình, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, bày tỏ vui mừng khi được tham dự chương trình ý nghĩa tại vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, nhấn mạnh, đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tấm chân tình sâu nặng của các ban ngành, đoàn thể, cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh gửi gắm, sẻ chia với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới xa xôi."Những năm qua, cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt các chủ trương, đối sách trong công tác bảo vệ biên giới, biển đảo, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới… Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi biểu dương, khen ngợi tinh thần trách nhiệm của lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh nhà trong thời gian qua", ông Triết nhấn mạnh.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cũng mong muốn, tinh thần và dư âm của chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" sẽ tiếp tục lan tỏa và được cụ thể hóa thành những hành động, việc làm thiết thực, thể hiện sâu sắc tình nghĩa quân dân bền chặt. Ngoài ra, kết nối, vận động nguồn lực, mang hơi ấm mùa xuân đến với bà con nơi bản làng xa xôi, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng biên cương của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.Tối 18.1, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang (H.Nam Giang, Quảng Nam) tổ chức chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" năm 2025.Chương trình có các hoạt động sôi nổi như thi gói, nấu bánh chưng, nấu các món ăn truyền thống, thi các trò chơi dân gian và tặng quà, bánh chưng cho các gia đình chính sách, hộ gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhân văn nhằm chăm lo, hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn trên địa bàn được vui xuân, đón tết và góp phần cùng lực lượng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Cõng chữ lên non
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn